Nông nghiệp thông minh (Công nghệ cao trong nông nghiệp)

1242 lượt xem Tin tức

1. Tại sao lại gọi là Nông nghiệp thông minh?

– Nông nghiệp thông minh: có thể hiểu là nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động hóa…), công nghệ sản xuất, bảo quản sản phẩm an toàn (hữu cơ, theo GAP…), công nghệ quản lý, nhận diện sản phẩm theo chuỗi giá trị… gắn với hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI).

– Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, viết tắt AI) hay trí thông minh nhân tạo: là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh giống con ngườI.

2. Một số minh họa về nông nghiệp thông minh

– Hệ thống tưới, rèm, bón phân, … hoạt động tự động dựa vào dữ liệu thu thập, phân tích, tính toán từ các thiết bị của hệ thống IOT được liên kết với nhau qua internet, không cần sự tương tác giữa con người với máy tính.

 

– Hoạt động hái, thu hoạch, trồng, cấy, phun, gieo hạt, làm cỏ thông qua người máy nông nghiệp (công nghệ robot và tự động hóa tích hợp trí tuệ nhận tạo)

      

– Sử dụng các vật liệu có giá cả hợp lý, bền và nhẹ như nhựa Polymer thay cho thép, sử dụng đèn LED thay cho đèn chiếu sáng bình thường, các giá thể nhẹ tơi xốp chứa dinh dưỡng đã được xử lý sẵn để thay thế cho đất trong cây tránh sâu bệnh hay dùng công nghệ thủy canh, khí canh nhằm cách ly môi trường tự nhiên để ứng dụng đồng bộ công nghệ, sử dụng tế bào quang điện.

– Sử dụng các loại chất điều hòa sinh trưởng phát triển có nguồn gốc thiên nhiên và từ công nghệ vi sinh hay lên men sinh học. Các loại phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học như abamectin, nấm đối kháng. Các màng sinh học để lọc khí khử trùng; các bộ kit chuẩn đoán bệnh cây, các chế phẩm làm sạch môi trường, các chế phẩm sinh học để bảo quản rau hoa quả tươi lâu và bảo đảm chất lượng trong quá trình sơ chế, bảo quản và chế biến …

3. Thuận lợi và khó khăn khi phát triển theo hướng nông nghiệp thông minh

– Thuận lợi: 

  • Nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản.
  • Tiết kiệm thời gian, công sức người lao động.
  • Giảm chi phí nhân công
  • Tiết kiệm diện tích đất trồng
  • Tránh lây lan sâu bệnh
  • Cách ly với môi trường và thời tiết bên ngoài
  • Đảm bảo cây phát triển tốt
  • Điều chỉnh ánh sáng hợp lý
  • Chống thất thoát nước
  • Có thể điều chỉnh môi trường theo từng giai đoạn phát triển của cây trồng.

– Khó khăn: 

  • Do mô hình mới nên còn nhiều thiếu sót trong khâu quản lý, nhất là đối với các hộ nông dân còn ít hoặc chưa được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ.
  • Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng hội nhập vào nền tảng cơ sở hạ tầng tối thiểu để thiết lập hệ thống tự động hóa kết nối với Internet.
  • Chưa có nhiều doanh nghiệp, cá nhân tham gia ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp, nhất là việc ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp vì vốn đầu tư vào công nghệ cao còn cao.
  • khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín, chất lượng.
  • Nhiều dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao được Chính phủ tạo điều kiện ưu đãi đặc biệt cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao bao gồm cả đào tạo nhân lực và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao nhưng tỷ lệ thành công còn thấp.
  • Đất canh tác ở các vùng nông thôn Việt Nam ngày càng bị thu hẹp;…

Nguồn liệu tổng hợp.

PHÂN BÓN HỮU CƠ CT TÂY NGUYÊN EARTHQI HYDRO – HÂN HẠNH ĐỒNG HÀNH CÙNG NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tập đoàn CT Tây Nguyên. Xin chân thành cảm ơn quý khách đã ghé qua! Bỏ qua