Bí quyết bón phân cho cây sầu riêng múi to

Cây sầu riêng có thể sinh trưởng phát triển được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất thịt, thoát nước tốt, gần nguồn nước, đất không bị ảnh hưởng mặn.

Khi cây ra hoa cần có nhiệt độ không khí từ 20 – 22oC, ẩm độ từ 50 – 60%.

Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái:

Hàng năm mỗi gốc bón 5 – 10kg phân gà đã ủ hoai mục (hoặc các dạng phân hữu cơ khác) kết hợp phân vô cơ có chứa nhiều đạm và lân như NPK Hà Lan 20-20-15+Te hoặc NPK Hà Lan 16-16-8+Te

Liều lượng phân vô cơ tăng dần theo độ lớn của cây, nên chia lượng phân làm 6 lần để bón (mỗi lần cách nhau 2 tháng). Số lượng phân cụ thể như sau:

  • Năm đầu tiên: Bón theo tỉ lệ 2:2:1 (cho N:P:K) với 600g phân hỗn hợp/cây NPK Hà Lan 16-16-8+Te, bón vùi vào đất cách gốc 20-30 cm.
  • Năm thứ 2 và 3: Bón theo tỉ lệ 2:1:1 hay 2:1,5:1 tùy theo đất. Cụ thể năm 2 bón 500g NPK Hà Lan 20-20-15+Te và 200g Urê/cây. Năm 3 nên thêm 100g Hà Lan 20-20-15+Te và 50g Urê/mỗi gốc.
  • Năm cho trái: Bón theo tỉ lệ 4:2:1 gồm có 600g phân NPK Hà Lan 20-20-15+Te (có S)+0,5kg Super Lân + 0,5kg Urê/mỗi gốc. Số lượng phân này được tăng dần 15-20% mỗi năm đến khi cây cho trái ổn định (10-12 năm tuổi). Lượng phân này chia làm 4 lần/năm

Giai đoạn cây cho trái ổn định:

Kích thích ra đọt:

  • Bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục kết hợp với phân bón có hàm lượng đạm cao như NPK Hà Lan 20-5-5+TE+Te, NPK Hà Lan 20-5-6+Te (liều lượng 1 – 2kg/cây có đường kính tán 5 – 6m đang phát triển bình thường), NPK Hà Lan 30-10-10+Te… (không bón phân có chứa chất Clo)

Xử lý ra hoa (áp dụng khi xử lý ra hoa nghịch vụ):

  • Khi lá cơi đọt cuối chuyển sang lụa, tiến hành bón phân có hàm lượng lân cao như NPK Hà Lan 10-30-10+Te (liều lượng 1 – 2kg/cây có đường kính tán 5 – 6m đang phát triển bình thường) hoặc sử dụng phân lân super và phân kali để bón (không bón phân có chứa chất Clo) để giúp quá trình ra hoa dễ dàng. Tưới nước đủ ẩm để cơi đọt phát triển tốt.

Từ khi cây ra hoa đến lúc hoa nở:

  • Khi thấy mầm hoa xuất hiện tiến hành giở vải nhựa đậy mặt liếp, bón phân và tưới nước cho mầm hoa phát triển (cho nước vô mương từ từ và giữ nước cách mặt liếp 60 – 80cm). Có thể bón thêm phân NPK Hà Lan 15-15-15+Te, NPK Hà Lan 18-18-18+Te để thúc mầm hoa

Từ khi hoa nở đến thu hoạch trái:

  • Khi trái to bằng trái chôm chôm bón phân có hàm lượng kali cao như NPK Hà Lan 12-12-18+Te, NPK Hà Lan 16-9-21+Te, NPK Hà Lan 17-7-21+Te (không bón phân có chứa chất Clo). Nên chia ra nhiều lần bón để tránh kích thích cây ra đọt, khoảng 2 tuần bón một lần, lần bón cuối cùng không nên trễ hơn 1 tháng trước thu hoạch.

Bổ sung thêm phân kali ở lần bón cuối cùng để tăng chất lượng trái.

Có thể phun phân bón lá có nhiều kali ở tuần thứ 5 – 9 sau khi đậu trái (1tuần/lần) để góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất trái.

Chú ý:

  • Bón thừa phân, đặc biệt là phân đạm sẽ có tác dụng kích thích sinh trưởng làm cho cây sầu riêng ra đọt non. Tuy nhiên, nếu không bón phân hoặc bón không đủ cho cây trong giai đoạn này trái sẽ phát triển kém do không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Cây ra đọt non ở thời điểm khi hoa nở sẽ giảm tỉ lệ đậu trái và từ ngày thứ 20 – 55 sau khi hoa nở nếu cây ra đọt non sẽ làm rụng trái và tăng tỉ lệ trái méo mó.
  • Nên sử dụng phân NPK có bổ sung thêm chất Magie (Mg). Không sử dụng các loại phân có chứa chất Clo (Cl)

Bài viết liên quan

One thought on “Xử lý bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam – Phần 2

  1. tadalafil generic vs cialis says:

    Woah! I’m really digging the template/theme of this site.

    It’s simple, yet effective. A lot of times it’s hard to get that “perfect balance” between superb
    usability and appearance. I must say you’ve done a
    excellent job with this. Also, the blog loads super quick for me on Internet explorer.
    Outstanding Blog!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tập đoàn CT Tây Nguyên. Xin chân thành cảm ơn quý khách đã ghé qua! Bỏ qua