Các bệnh thường gặp ở cây trồng vào mùa mưa

Mùa mưa là mùa mà dịch bệnh bùng phát mạnh và nhiều nhất ở cây trồng. Với các điều kiện thuận lợi của nhiệt độ, độ ẩm đã tạo môi trường tốt cho vi khuẩn, nấm gây bệnh phát triển. Nếu không có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời, sẽ làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây cũng như ảnh hưởng tới năng xuất, chất lượng của nông sản. Dưới đây là các bệnh thường gặp nhất vào mùa mưa mà CT Tây Nguyên muốn chia sẻ.

1. Bệnh thán thư:  

– Là bệnh do các loại nấm như: Colletotrichum gloeosporioides, Apiognomonia veneta, v.v … gây ra. Đây là các chủng nấm gây hại phổ biến và nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng như sầu riêng, na, bưởi, xoài, thanh long,… đến các loại rau màu như cà chua, ớt, dưa, bầu,… Ngoài ra nó còn gây hại trên các loại hoa, cây cảnh và cây công nghiệp khác.

– Bệnh thán thư phát sinh trong môi trường có độ ẩm cao, sương mù nhiều hoặc các đợt mưa kéo dài. Nhiệt độ từ 25 – 300C là điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh phát triển. Bệnh phát triển và lây lan nhanh ở các vườn trồng với mật độ dày, thiếu ánh sáng, ít được chăm sóc và sức đề kháng của cây kém.

2. Bệnh ghẻ loét

– Là bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri (Hasse) Dye gây ra.

– Ghẻ loét là bệnh khá nguy hiểm trên cây có múi. Bệnh xuất hiện và phát triển trong điều kiện thời tiết mưa gió kéo dài, độ ẩm cao. Phát sinh từ lộc xuân (tháng 3), tăng mạnh khi có lộc hạ (tháng 7 – 8), tiếp tục gây hại ở lộc đông (tháng 10 – 11), sau đó mới giảm dần và ngừng phát triển.

– Thời điểm mà ghẻ loét dễ xuất hiện nhất là giai đoạn lộc cành vừa bước vào ổn định nhưng chưa kịp già. Bệnh ghẻ loét thường tấn công vào các đợt cây ra lộc non, những cây được bón quá nhiều đạm, lá mềm, vách tế bào mỏng, dễ có vết thương khi bị va đập hay gặp mưa gió lớn hoặc bị sâu vẽ bùa tấn công. Cây bị mắc ghẻ loét thường sinh trưởng chậm, năng suất chất lượng thấp.

3. Bệnh ghẻ sẹo (ghẻ nhám, ghẻ lồi)

– Là bệnh do nấm Elsinoe fawcettii gây ra.

– Bệnh gây hại mạnh trên nhóm cây có múi, đặc biệt là chanh, cam. Ghẻ sẹo thường phát sinh sớm ở các bộ phận như lộc non, lá non, quả non… bệnh làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây, giảm mẫu mã và chất lượng trái, giảm năng suất toàn vụ.

4. Bệnh thối trái

– Là bệnh do nấm Phytophthora gây ra.

– Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa mưa, độ ẩm cao, thời tiết có nhiều sương mù. Ở các vườn rậm rạp, thiếu thông thoáng, ít được cắt tỉa các bào tử nấm có cơ hội phát tán nhanh và mạnh.

– Bệnh thối trái tấn công vườn làm giảm năng suất, chất lượng quả, gây thiệt hại nặng về kinh tế.

5. Bệnh vàng lá thối rễ

     

– Là căn bệnh nguy hiểm và phổ biến bậc nhất ở cây trồng. Đặc biệt là sầu riêng, bưởi, cam, chanh, na,…

– Bệnh thường phát sinh mạnh ở thời điểm trong và sau mùa mưa do các chủng nấm Phytophthora, Fusarium gây ra. Khi bệnh mới xuất hiện, lá vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam dẫn đến rụng lá. Khi cây bị bệnh nặng, toàn bộ lá biến vàng và rụng. Chất lượng quả bị kém và rụng sớm. Bệnh nặng có thể làm chết cả cây; nhánh cây bị bệnh hướng nào thì rễ cũng thường bị thối ở hướng đó. Bộ rễ bị thối lan dần từ rễ nhỏ vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Khi bị nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết cây.

– Bệnh nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách và triệt để thì cây sẽ không thể phát triển, khó mang trái, sức cây không bền, năng suất và chất lượng nông sản giảm.

6. Bệnh nứt thân xì mủ:

– Là bệnh do nấm Phytophthora gây ra.

– Bệnh phát sinh trong điều kiện độ ẩm cao, mưa gió liên tục. Những vườn trồng ít được chăm sóc, thiếu ánh sáng cũng tạo môi trường cho nấm gây hại phát triển.

– Nấm Phytophthora tồn tại sẵn trong đất, chúng xâm nhập vào cây thông qua các vết nứt có sẵn trên thân cành. Khi nhiễm bệnh, vết bệnh trên vỏ cây chảy nhựa, thối nâu và lan vào trong thân gỗ. Cây nhiễm bệnh nặng sẽ ngừng phát triển vì không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng, trái rụng, sau một thời gian cây sẽ chết.

7. Bệnh phấn trắng:

– Là bệnh do nhiều loại nấm khác nhau trong bộ Erysiphaceae gây ra.

– Bệnh phát sinh trong điều kiện độ ẩm cao và phát tán bào tử nhanh qua gió. Nấm gây bệnh tồn tại trong tàn dư thực vật và hạt giống vụ trước.

– Bệnh phấn trắng tấn công cây trồng làm khô rụng, biến dạng lá, hoa và quả, cây sinh trưởng kém, không ra hoa đậu trái, giảm năng suất cây trồng, nếu cây bị nặng sẽ chết sau 1 thời gian.

***Hướng xử lý chung:

– Tiến hành cắt tỉa các cành lá, hoa quả, các bộ phận nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, tránh lây lan. Dùng vải, túi nilon sạch bao vết cắt lại hoặc có thể dùng thuốc bôi trực tiếp tại vị trí cắt tránh vi khuẩn, nấm xâm nhập.

– Cắt tỉa, tạo tán cho cây hợp lý, tạo thông thoáng cho vườn, tránh để vườn rậm rạp, độ ẩm cao.

– Sử dụng COMBO 4 VUA NẤM phun kỹ lên thân, cành, lá để diệt vi khuẩn, nấm gây hại. Sau 7 – 10 ngày phun lại lần 2.

– Phun thuốc trừ sâu sinh học Tikabamec 3.6 EC để phòng chống sâu, vẽ bùa vào các đợt cây ra lộc. Sau 7 – 10 ngày phun lại lần 2.

Cải tạo chăm sóc đất khỏe mạnh, xử lý phân giải các chất độc hóa học còn tồn dư trong đất bằng phân bón hữu cơ EarthQI Hydro Tây Nguyên. Phun định kỳ để phòng trừ nấm bệnh bằng Combo 4 Vua Nấm.

– Bón phân đầy đủ và cân đối dinh dưỡng, tránh bón thừa đạm.

(Khuyến khích dùng phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học).

Liên hệ đặt mua sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật – Hotline: 02623.717.719 – 0971.279.379 – 0968.138.178

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tập đoàn CT Tây Nguyên. Xin chân thành cảm ơn quý khách đã ghé qua! Bỏ qua