Đốm nâu đen, quầng vàng, bạc lá, … Bệnh thán thư trên cây trồng

1. Bệnh thán thư là gì: Bệnh thán thư là bệnh do các loại nấm như: Colletotrichum gloeosporioides, Apiognomonia veneta, v.v … gây hại cho cây trồng làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của cây.

 Ảnh: Việt Nam nông nghiệp sạch

2. Điều kiện nấm bệnh phát triển: Nấm thường phát triển mạnh ở môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ từ 25 – 30oC và chết ở nhiệt độ từ 45 oC. Nấm tồn tại ở dạng bào tử trên tàn dư cây bệnh trong đất. Nấm lan truyền do những hạt mưa bay theo gió và tiếp xúc giữa những vùng nhiễm bệnh. Thời tiết ấm áp và mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển gây hại.

3. Biểu hiện của bệnh thán thư: Bệnh thán thư phát sinh và gây hại trên cả lá, chồi non,  cành, nụ hoa và quả. Cụ thể như sau:

  • Trên lá: Lá non thường yếu ớt, dễ mẫn cảm với bệnh hơn lá già. Lúc đầu trên lá xuất hiện những đốm màu nâu, giữa phần lá bị bệnh và phần lá lành có quầng màu vàng hoặc nâu đậm. Đặc trưng của bệnh có những vòng đen đồng tâm, trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là các ổ bào tử. khi nhiều vết bệnh liên kết với nhau sẽ làm lá bị cháy khô từng mảng.
  • Trên chồi non: Vết bệnh ban đầu có dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối. Trời nắng chồi bị chết khô, trời mưa thì bị thối.
  • Trên cành: Cành non bị bệnh thì vỏ bị nâu đen, vết bệnh hơi lõm vào và cành bị teo tóp khô đi.
  • Trên nụ hoa: Nụ, hoa bị bệnh có màu nâu khô, rụng nhiều.
  • Trên quả: Xuất hiện những đốm nâu đen, hơi ướt, sau vết bệnh lan rộng dần, hình dạng không đều, màu nâu sẫm tới màu đen. Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng. Quả lớn có thể bị khô đen một phần.

4. Phòng và Điều trị bệnh thán thư:

  • Không trồng cây mật độ quá dày, khoảng cách trồng phù hợp.
  • Thường xuyên vệ sinh vườn thông thoáng, sạch sẽ. Tỉa bỏ những bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy.
  • Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm.
  • Tăng cường bón phân hữu cơ để cây phát triển khỏe mạnh vì cây khỏe mạnh thì khả năng chống lại các triệu chứng của bệnh thán thư càng cao.
  • Sử dụng các thuốc có chứa các chất Difenocanazole, Tebuconazole, Azoxystrobin,… để hạn chế sự phát triển của nấm bệnh hoặc các thuốc gốc Đồng, thuốc có khả năng kích thích hệ miễn dịch của cây trồng tạo ra chất PHYTOALEXINSPR-PROTEIN đó là 2 kháng thể tự nhiên cực mạnh lưu dẫn 2 chiều có tác dụng phòng chống và tiêu diệt tác nhân gây bệnh hại.

(Lưu ý: Để thuốc trừ bệnh có hiệu quả cao cần phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh và tốt nhất nên phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày).

Liên hệ đặt mua sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật – Hotline: 02623.717.719 – 0971.279.379 – 0966.029.049

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tập đoàn CT Tây Nguyên. Xin chân thành cảm ơn quý khách đã ghé qua! Bỏ qua